Kiểm tra doping là gì? Danh sách các sao bóng đá từng dính bê bối doping

  • 14:34 - 07/12/2023

Là môn thể thao hàng đầu, bóng đá có quy định rất nghiêm ngặt về doping để đảm bảo không cầu thủ hay câu lạc bộ nào có được lợi thế từ việc sử dụng chúng. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kiểm tra doping là gì chưa? Cùng xem bài viết sau đây của Xoilac TV để biết lý do tại sao FIFA lại cấm sử dụng doping và điểm mặt các sao bóng đá từng dính bê bối doping trong lịch sử.

Doping là gì?

doping-la-gi
Doping là gì?

Doping là thuật ngữ chung chỉ các chất kích thích bị cấm trong lĩnh vực thi đấu thể thao. Nhìn chung, các loại chất này đều có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng cường lượng máu chảy về tim, qua đó giúp gia tăng khả năng vận động và sức bền cho các vận động viên.

Có ba loại doping phổ biến mà các vận động viên thường sử dụng, đó là doping máu, doping cơ và doping thần kinh.

  • Doping máu: Sử dụng các hormone kích thích sản xuất hồng cầu, giúp tăng cường khả năng vận chuyển oxy qua máu.
  • Doping cơ: Có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp bằng cách sử dụng các steroid.
  • Doping thần kinh: Liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích thần kinh như cocaine.

Chính vì những “tác động” to lớn mà doping có thể mang lại, doping luôn nằm trong danh sách cấm của ủy ban thể thao quốc tế nhằm bảo đảm công bằng trong các bộ môn thể thao.

Ngoài ra, việc sử dụng doping có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của vận động viên do những tác dụng phụ của chúng.

Kiểm tra doping là gì?

kiem-tra-doping-la-gi
Kiểm tra doping là gì?

Kiểm tra doping là quá trình xác định việc sử dụng các chất cấm trong thể thao, nhằm ngăn chặn hành vi gian lận của các vận động viên. Đây là vấn đề khiến giới chức thể thao luôn phải “đau đầu” trong những năm qua.

Thời điểm hiện tại, kiểm tra doping qua mẫu nước tiểu vẫn là phương pháp chủ yếu, trong khi kiểm tra mẫu máu được xem là biện pháp hỗ trợ, thường được sử dụng để đối phó với các chất và phương pháp khó kiểm tra qua mẫu tiểu.

Trình tự kiểm tra doping thường bao gồm trong 3 khâu: chọn vận động viên để kiểm tra, lấy mẫu thử và phân tích kết quả.

Theo Live Science, kiểm tra doping trong thể thao rất phức tạp chứ không riêng gì bóng đá, do hiện tại chưa có phương pháp xét nghiệm áp dụng được cho tất cả các loại doping hay kỹ thuật cải thiện kết quả thi đấu. Mỗi loại chất kích thích đều yêu cầu một phương pháp xét nghiệm riêng đặc biệt.

Do mỗi trung tâm thí nghiệm chỉ có thể kiểm tra một số loại chất doping nhất định, người chơi sử dụng doping có thể tránh bị phát hiện bằng cách chọn loại chất kích thích nằm ngoài khả năng xét nghiệm của trung tâm đó.

Một biện pháp để các cơ quan kiểm tra doping là gì không bị các vận động viên qua mặt là lưu trữ lại một mẫu máu nhỏ của người chơi. Trong trường hợp có phát hiện mới về cách kiểm tra cho một loại chất kích thích nào đó, phòng thí nghiệm có thể kiểm tra lại mẫu máu đã lưu trữ.

Phương pháp “kiểm tra lại” này có thể khiến các VĐV phải cân nhắc trước khi sử dụng chất kích thích. Nếu trung tâm thí nghiệm phát hiện người chơi nào đó đã sử dụng doping trong quá khứ, thành tích của họ vẫn sẽ bị hủy bỏ và huy chương bị thu hồi.

Nhìn chung, dù cho các phương pháp kiểm tra doping không ngừng phát triển trong những năm qua, thế nhưng các các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách xét nghiệm tổng thể để áp dụng cho mọi loại chất doping.

Án phạt của FIFA với việc sử dụng doping

an-phat-cua-fifa-voi-viec-su-dung-doping
Án phạt của FIFA với việc sử dụng doping

IOC – Ủy ban Olympic Quốc tế đã quy định rõ ràng “Doping là việc cố ý hoặc vô ý sử dụng các chất kích thích bị cấm trong danh mục.” Do đó, trong trường hợp cầu thủ chỉ vô tình sử dụng chất cấm, hình phạt vẫn sẽ được áp dụng.

Trong thông báo mới nhất được FIFA đưa ra vào đầu năm 2023, cầu thủ, người chơi được phát hiện dương tính với doping sẽ chịu án phạt cấm thi đấu, tham gia các hoạt động bóng đá từ vài tháng đến vài năm hoặc thậm chí là cả đời, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Ngay cả khi không dương tính với bài kiểm tra doping là gì, cầu thủ cũng sẽ bị phạt nếu vi phạm các hành vi sau:

  • Tàng trữ, cung cấp chất kích thích cho người chơi khác.
  • Khuyến khích, lôi kéo cầu thủ khác sử dụng chất kích thích.
  • Từ chối bài kiểm tra doping theo yêu cầu.
  • Cố ý gian lận đổi mẫu thử, không tuân thủ hướng dẫn trong quá trình kiểm tra doping.

Tính đến nay, không ít các ngôi sao nổi tiếng từng bị cấm thi đấu khi sử dụng doping, điều này là một minh chứng rõ nét về sự nghiêm túc của FIFA trong cuộc chiến chống doping trên toàn thế giới.

Việt Nam và “bóng ma” doping trong quá khứ

viet-nam-va-bong-ma-doping
Việt Nam và “bóng ma” doping trong quá khứ

Lịch sử thể thao Việt Nam không thiếu trường hợp vận động viên có kết quả dương tính với bài kiểm tra doping là gì sau thi đấu.

Còn nhớ tại kỳ SEA Games 2003 trên sân nhà, đoàn thể thao Việt Nam gặt hái nhiều thành công và về đích với ngôi vị nhất toàn đoàn. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn khi có đến 4 tuyển thủ Việt Nam là Toàn Thắng (lặn), Phạm Thị Dịu (lặn), Hồng Anh (đua thuyền) và Mai Quỳnh (điền kinh) bị phát hiện sử dụng doping tại Đại hội.

Dù chỉ vô tình sử dụng chất cấm, nhưng cả 4 VĐV đều bị tước huy chương và cấm thi đấu tới 2 năm. Án phạt doping gần như kết thúc sự nghiệp đỉnh cao với họ và phải mất rất lâu mới ổn định được tâm lý. Mai Quỳnh là một ví dụ điển hình như thế.

Gương mặt vàng ở nội dung nhảy xa nữ của điền kinh Hà Nội phải rất vất vả khi đối mặt với cuộc sống khó khăn do cấm thi đấu, đồng thời mất luôn nguồn thu nhập từ các giải thưởng. Mặc dù đã trở lại sau án phạt doping, nhưng Mai Quỳnh không còn đạt được phong độ tốt nhất như trước.

Thêm một trường hợp đáng tiếc bị “bóng ma” doping che phủ là Đỗ Thị Ngân Thương, cựu tuyển thủ quốc gia ở bộ môn Thể dục dụng cụ.

Bài test kiểm tra doping tại Olympic Bắc Kinh 2008 của cô cho kết quả dương tính và dù IOC kết luận Ngân Thương chỉ vô tình sử dụng thuốc lợi tiểu dẫn đến kết quả dương tính khi xét nghiệm doping nhưng cô vẫn bị cấm thi đấu 1 năm.

May mắn hơn Mai Quỳnh, Ngân Thương được sự hỗ trợ từ tài chính gia đình để rồi trở lại mạnh mẽ và thêm một lần giành suất tham dự Thế vận hội Olympic London tại Anh.

Còn ở bộ môn bóng đá, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với doping. Nhưng với làng túc cầu thế giới, không ít cầu thủ từng bị “dính chàm” vì bê bối doping.  

Top 10 vụ bê bối doping rúng động thế giới bóng đá

Dù vô tình hay cố ý, lịch sử túc cầu thế giới từng ghi nhận nhiều sao bóng đá bị kết luận dương tính với doping và phải đối mặt với hình phạt khác nhau. Mới nhất, cựu sao MU, Paul Pogba đã bị FIFA cấm thi đấu 2 năm sau khi dương tính với chất cấm.

Nhân sự việc này, cùng Xoilac TV điểm lại 10 siêu sao từng dính bê bối doping rúng động trong lịch sử:

Diego Maradona

diego-maradona-voi-be-boi-doping-tai-world-cup-1994
Diego Maradona với bê bối doping tại World Cup 1994

Maradona là cái tên nổi tiếng nhất trong danh sách này. Ông cũng là tâm điểm chú ý của giới truyền thông tại World Cup 1994 do những cáo buộc liên quan đến doping.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với 5 biến thể của Ephedrine, cậu bé vàng ngay lập tức bị FIFA “đuổi” về nước khi giải đấu mới chỉ đi được nửa chặng đường. Đây cũng là “bước ngoặt” đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của Maradona ở đấu trường quốc tế.

Ba năm trước sự việc này, cố huyền thoại người Argentina cũng bị cấm thi đấu 15 tháng vào năm 1991 do Cocaine. Có thể nói, Maradona chính là hiện thân của hai nửa “thiên thần” và “ác quỷ” rõ ràng nhất trong lịch sử túc cầu.

Pep Guardiola

Hẳn nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên khi Pep Guardiola cũng từng vướng vào bê bối doping. Cụ thể vào năm 2001, Pep lúc đó đang là cầu thủ của Brescia bị phát hiện sử dụng Nandrolone, một loại chất cấm dạng Steroid đồng hóa.

Ban đầu, HLV đương nhiệm của Man City bị cấm thi đấu 4 tháng. Tuy nhiên, sau khi thành công trong việc kháng cáo, mọi cáo buộc với thuyền trưởng Tây Ban Nha đã được hủy bỏ.

Uỷ ban Olympic Quốc gia Ý không đồng ý với kết luận này, song vào năm 2009, mọi cáo buộc đã được khép lại.

Andre Onana

Tân binh của Quỷ đỏ khi còn chơi cho Ajax đã bị phát hiện dương tính với bài kiểm tra doping là gì. Chất cấm được thủ môn Cameroon sử dụng là Furosemide, một loại thuốc được kê cho vợ anh khi mang thai vào năm 2021.

Mặc dù Onana được cho là vô tình uống nhầm thuốc nhưng lệnh cấm thi đấu 9 tháng vẫn được FIFA đưa ra. Đây cũng là “vết nhơ” trong sự nghiệp của cựu thủ thành Inter Milan trong 6 năm chơi bóng tại giải VĐQG Hà Lan.

Edgar Davids

Nổi tiếng với khả năng thi đấu xông xáo, không biết mệt mỏi, sự nghiệp đang nở rộ của tiền vệ người Hà Lan gặp trở ngại ở mùa giải 2000/01 khi bị kết luận dương tính với chất cấm Nandrolone.

Cũng ở mùa giải năm đó, bóng đá Italia bị “bóng ma” Doping bủa vây với Davids là cầu thủ thứ 7 không vượt qua được bài kiểm tra doping là gì.

Sau đó, Davids lại tiếp tục bị phát hiện dương tính, lần này là với Steroid đồng hóa Norandrosterone và Noretiocolanolone. Lệnh cấm 16 tháng được đưa ra và cuối cùng giảm xuống còn 4 tháng.

Jaap Stam

Sau khi chia tay Man United để chuyển đến Lazio vào mùa hè 2001, cơn ác mộng ập đến với Jaap Stam khi ông cũng dính vào bê bối Doping, cùng thời điểm mà Edgar Davids cũng vi phạm doping tương tự ở Serie A.

Với việc dương tính với chất cấm Nandrolone, đá tảng người Hà Lan bị treo giò 5 tháng và được giảm xuống còn 4 tháng sau đơn kháng cáo.

Rio Ferdinand

Thêm một ngôi sao nữa gây bất ngờ trong danh sách bê bối Doping là Rio Ferdinand. Theo đó, hậu vệ người Anh đã không tham gia buổi kiểm tra doping định kỳ của FA vào tháng 9/2003.

Hành động này đã khiến Rio trả giá cực đắt. Các quan chức của FA đã rất tức giận vì sự vắng mặt của Ferdinand và sau đó đưa ra phán quyết “treo giò” 8 tháng với huyền thoại Quỷ đỏ.

Dù Maurice Watkins (Giám đốc điều hành của Manchester United khi đó) giải thích rằng Ferdinand đã thể hiện sự hợp tác và tự nguyện gửi mẫu nước tiểu kiểm tra lại sau đó 2 ngày, nhưng án phạt vẫn phải thi hành.

Cuối cùng, Rio phải nộp phạt 50.000 bảng và “ngồi chơi xơi nước” 8 tháng sau đó.

Samir Nasri

samir-nasri-vuong-be-boi-doping
Samir Nasri cũng là một trong số các sao bóng đá vướng bê bối doping

Thời điểm khoác áo Sevilla theo dạng cho mượn từ Man City, Samir Nasri đã bị phát hiện lạm dụng phương pháp điều trị nhỏ giọt ở Mỹ.

Quá trình điều trị liên quan đến việc tiêm vitamin cơ thể, nhưng Nasri đã tiêm gấp 10 lần giới hạn hoạt chất theo quy định của Cơ quan Chống Doping Thế giới. Lệnh cấm thi đấu 6 tháng của UEFA đã được đưa ra và tăng lên đến 18 tháng sau đó.

Fred

Cựu sao Manchester United đã không vượt qua bài kiểm tra doping là gì khi tham gia Copa America 2015 cùng ĐTQG Brazil. Ngôi sao khi đó còn đang chơi cho Shakhtar Donetsk xác nhận anh chỉ sử dụng thuốc… lợi tiểu chứ không hề dùng doping.

Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng điều tra, Ủy ban kỷ luật của LĐBĐ Nam Mỹ cuối cùng đã đưa ra phán quyết. Theo đó, Fred bị cấm thi đấu ở tất cả các giải do CONMEBOL tổ chức trong vòng 12 tháng và án phạt có hiệu lực ngay lập tức.

Abel Xavier

Nổi tiếng khi thi đấu ở Anh, đặc biệt là trong màu áo Everton trước khi chuyển đến Liverpool, tuyển thủ Bồ Đào Nha gặp rắc rối khi sử dụng Anabolic Dianabol vào năm 2005, chỉ vài tháng sau khi chuyển đến Middlesbrough theo dạng tự do.

Ngay lập tức, Xavier trở thành cầu thủ Ngoại hạng Anh đầu tiên bị cấm thi đấu đến 18 tháng vì doping. Sau đó, án phạt được giảm xuống 12 tháng sau khi Xavier kháng cáo và khẳng định ông chỉ sử dụng một loại thuốc chống virus của Mỹ.

Adrian Mutu

Mutu là một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất của bóng đá Romania, nhưng doping đã để lại vết nhơ trong sự nghiệp cựu sao Chelsea.

Ngày còn khoác áo The Blues, Mutu bị kết luận dương tính với Cocaine và bị cấm thi đấu 7 tháng, kết thúc sự nghiệp ngắn ngủi ở đội bóng thành London vào năm 2004.

Đến năm 2010, khi chơi bóng tại Serie A, Mutu lại bị phát hiện sử dụng chất cấm Sibutramine. Hành vi vi phạm này khiến tiền đạo đang thuộc biên chế Fiorentina lúc đó bị cấm thi đấu 9 tháng.

Qua chủ đề về kiểm tra doping là gì, có thể thấy các vận động viên thể thao hay cầu thủ bóng đá cần phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng các loại hoạt chất bổ sung. Dẫu cho vẫn còn rất nhiều tranh cãi về chính sách phòng chống Doping của FIFA nhưng không thể phủ nhận, việc kiểm tra doping trong bóng đá là cực kỳ cần thiết, nhằm mang đến sự công bằng ở mọi cuộc chơi.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2